Phải làm gì khi bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm phải?

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm HIV khi giẫm hoặc bị vật dụng nghi dính máu HIV đâm phải là rất thấp, chỉ khoảng 0,3 – 0,5%, bởi HIV xâm nhiễm vào cơ thể phải đủ lớn thì mới có thể gây bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tai nạn hi hữu này các bạn cần phải bình tĩnh, xử lý theo hướng dẫn trên và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Không phải ai cũng biết cách xử lý nếu không may giẫm hoặc bị vật nhọn có nghi dính máu HIV đâm phải. Vậy phải làm gì khi giẫm hoặc bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm? Lúc này các bạn cần phải bình tĩnh và xử lý theo những hướng dẫn dưới đây.

Thông thường, khi vô tình giẫm hoặc bị vật nghi dinh máu HIV đâm phải, nạn nhân sẽ vô cùng hoang mang, lo sợ và cố nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Nhưng tất các các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa đều cho biết đây là cách xử lý khi bị kim tiêm nghi dính HIV đâm phải hoàn toàn sai lầm. Bởi hành động này không làm giảm nguy cơ xâm nhiễm của virus HIV mà còn tạo thêm những tổn thương không đáng có và làm tăng khả năng xâm nhiễm của virus HIV.


Ngoài ra, chắc chắn các bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ “phơi nhiễm HIV”. Hiểu một cách đơn giản, thì phơi nhiễm HIV tức là 1 người có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu tiếp xúc hở với mầm bệnh. Tùy vào từng trường hợp, “phơi nhiễm” sẽ cho một tỷ lệ “lây nhiễm” nhất định, “lây nhiễm” lại cho một tỷ lệ “mắc bệnh” nhất định. Đặc biệt, không phải trường hợp nào tiếp xúc với mầm bệnh cũng được coi là “phơi nhiễm”. Quan hệ tình dục không an toàn với mầm bệnh và đường máu là 2 trường hợp “phơi nhiễm” phổ biến nhất. Chính vì thế, không phải cứ tiếp xúc với mầm bệnh là bạn đã mắc HIV.

Và hãy yên tâm rằng, hiện nay đã có thuốc kháng virus để giảm tỷ lệ “chuyển giao” từ phơi nhiễm sang lây nhiễm. Vì vậy, khi giẫm hoặc bị vật nghi dính máu HIV đâm phải, bạn cần càng sớm càng tốt thực hiện quy trình xử lý phơi nhiễm khi bị bơm kim tiêm nghi dính máu HIV đâm phải sau đây. Sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm HIV.

+ Đối với trường hợp bị máu bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da thì hãy nhanh chóng dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, không cần sử dụng những chất sát trùng mạnh. Ngâm mắt và khịt mũi trong nước sạch khoảng 5 phút, đồng thời súc miệng 5 phút. Nếu trên bề mặt da bạn không có tổn thương thì chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, không chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Nếu bắn lên quần áo thì hãy cởi chúng ra, cho vào bao nilon và đem tiêu hủy.

Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi dính máu HIV

+ Nếu giẫm hoặc bị đâm: Các bước xử lý khi giẫm vào kim tiêm nhiễm HIV:

Bình tĩnh lấy vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể, đến chỗ có vòi nước sạch để rửa vết thương. Tốt nhất là nên để máu tự chảy ra và rửa vết thương theo chiều máu chảy. Tuyệt đối không bóp, nặn máu ở vết thương. Sau đó, lấy xà bông để sát trùng và rửa sạch.
Dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng rồi dùng băng gạc nếu vết thương lớn, băng cá nhân nếu vế thương nhỏ để băng bó lại.
Trong vòng 24h phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nhớ nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương (bơm kim tiêm cũ/mới, có dính máu không….), cách bạn đã sơ cứu,…cho y bác sĩ.
Tuyệt đối không đến hiệu thuốc, hoặc tự ý mua thuốc “truyền miệng” để sử dụng.
Người bị phơi nhiễm HIV cần làm xét nghiệm ngay sau khi xả ra tai nạn. Và sau 4 – 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng phải thực hiện lại một lần nữa. Nếu sau 6 tháng, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả là âm tính thì có thể yên tâm là bạn không nhiễm HIV.
Ngoài ra, nạn nhân cũng nên tiêm phòng uốn ván, viêm gan B, C và làm một số xét nghiệm tầm soát.
Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV là 4 tuần và thường sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc ARV.
Cách sơ cứu và điều trị khi bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm

Trên đây là những hướng dẫn và quy trình xử lý khi giẫm hoặc bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm. HIV là virus sống trong tế bào, ở môi trường bên ngoài chúng không thể sống quá vài giờ. Nhưng nếu trong bơm kim tiêm có máu thì chúng có thể sống đến 1 tuần. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm HIV khi giẫm hoặc bị vật dụng nghi dính máu HIV đâm phải là rất thấp, chỉ khoảng 0,3 – 0,5%, bởi HIV xâm nhiễm vào cơ thể phải đủ lớn thì mới có thể gây bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tai nạn hi hữu này các bạn cần phải bình tĩnh, xử lý theo hướng dẫn trên và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *