Nguyên nhân gây bệnh giang mai và bị mắc bệnh giang mai do đâu?
Ngoài ra, bệnh giang mai còn lây nhiễm qua vết thương hở hoặc qua tiếp xúc như bú vú, hôn môi hoặc do có tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như quần áo, khăn mặt, bồn tắm…
Giang mai là một trong 4 căn bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng lây lan rất cao. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh giang mai sẽ giúp bạn có cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những con đường lây nhiễm giang mai phổ biến nhất nhé.
Tìm hiểu về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì? Giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi có quan hệ tình dục không an toàn, qua vết xước da hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
– Sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh từ 7-60 ngày, người bệnh xuất hiện những tổn thương ở bộ phận sinh dục. Đó là những dạng viêm loét nông, hình bầu dục hoặc hình tròn, có màu đỏ, không đau cũng không ngứa, kèm theo hiện tượng nổi hạch. Khi bệnh không được điều trị chuyển sang giai đoạn mới, xuất hiện những mảng sần, các nốt ban không ngứa. Giang mai ở giai đoạn 3 có triệu chứng sưng mủ gây tổn thương hệ thần kinh, gan, thận…
Con đường lây nhiễm bệnh giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây bệnh giang mai hàng đầu. Có quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai, dù là có sử dụng bao cao su vẫn không thể ngăn chặn được sự lây nhiễm của bệnh, vì bao cao su không thể bao trọn được những chỗ tiếp xúc đó nên vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn, miệng…cũng có thể lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai.
Lây nhiễm qua đường máu: Sau khi nhiễm bệnh một thời gian, xoắn khuẩn giang mai sẽ ăn sâu vào máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp người bệnh không biết mình bị nhiễm giang mai, mà vô tình truyền máu cho người khác sẽ có khả năng lây nhiễm giang mai rất cao.
Mắc bệnh giang mai do đâu? Bệnh cũng lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhau thai, đường sinh thường hoặc qua dây rốn. Từ đó gây ra hiện tượng sinh non, sảy thai, thai chết lưu, đứa trẻ sau khi sinh ra bị nhiễm giang mai bẩm sinh.
Ngoài ra, bệnh giang mai còn lây nhiễm qua vết thương hở hoặc qua tiếp xúc như bú vú, hôn môi hoặc do có tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như quần áo, khăn mặt, bồn tắm…
Leave a Reply